Ngay từ năm 2015 huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng đến công tác nâng cấp đường giao thông thành đường nhựa và bê tông hóa.
Chính vì hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn mà các tầng lớp nhân dân trong xã đã cùng nhau đóng góp công sức, tiền của, hiến đất... để xây dựng các công trình giao thông nông thôn. Nhờ đó, hệ thống giao thông liên thôn, liên xóm ngày càng hoàn thiện.
Huyện Bảo Lâm có đường ô tô đến tất cả các xã, toàn huyện có 69 km đường bê tông nhựa
Ðồng thuận xây dựng đường giao thông nông thôn
Xã Lộc Thành là một ví dụ điển hình. Đường thôn 5 đi thôn 7 dài 904 m, kinh phí đầu tư trên 325 triệu đồng, riêng dân hưởng ứng hơn 100 triệu đồng. Hoặc đoạn đường thôn 8A dài 318 m, người dân cũng đóng góp 76 triệu đồng, trong tổng số chi phí xây dựng 252 triệu đồng. Hay tuyến đường thôn 8B dài 448 m, trong tổng chi phí là 355 triệu đồng, người dân đóng góp là 107 triệu đồng”.
Chưa dừng lại ở đó, người dân xã Lộc Thành còn đóng góp 225 triệu đồng để cùng Nhà nước hoàn thành và đưa vào sử dụng con đường ở thôn 1, có chiều dài 940 m, tổng kinh phí xây dựng là 745 triệu đồng. Đường nối thôn 6 với Thôn 5 dài 350 m, kinh phí hơn 277 triệu đồng, người dân đóng góp hơn 83 triệu đồng...
Bên cạnh đó, người dân xã Lộc Thành cũng đã tham gia ngày công và chung sức 85 triệu đồng để xây dựng cầu treo từ thôn 7 đi xã Tân Lạc, kinh phí để làm cây cầu này là 300 triệu đồng.
Ông Nguyễn Trung Thành, người hiến đất làm đường giao thông nông thôn nhiều nhất ở xã Lộc Thành, cho hay: “Nói về lợi ích của đường giao thông nông thôn thì ai cũng thấy rất rõ. Vì vậy, tôi quyết định hiến 3.000 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn”.
Có đường bê tông, không còn cảnh trơn trượt mỗi khi mùa mưa đến
Cùng với việc huy động sức dân, từ nguồn vốn định canh định cư, xã Lộc Thành đã hoàn thành con đường trải nhựa thôn 10 đi Tà Ngào dài 4.566 m, với kinh phí trên 14,4 tỷ đồng. Tiếp đó, đường vào Phòng khám Đa khoa Lộc Thành dài 212 m.
Từ nguồn vốn của Chương trình 135, con đường thôn 10C dài hơn 700 m, kinh phí 400 triệu đồng cũng hoàn thành. Ngoài ra, người dân xã Lộc Thành còn đóng góp số tiền 150 triệu đồng để rải nhựa đoạn đường dài 150 m ở thôn 13... “Rất nhiều con đường ở xã Lộc Thành được làm theo phương thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và tạo bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới”, một lãnh đạo xã Lộc Thành, chia sẻ.
Các hội đoàn cũng tích cực thi đua tham gia huy động thành viên và người dân hiến đất làm đường. Ông K' Ròn, Chủ tịch hội CCB huyện Bảo Lâm, cho biết Hội Cựu chiến binh huyện Lộc Thành đã vận động được 204 cán bộ, hội viên tự nguyện hiến hơn 5.000m2 đất làm đường giao thông nông thôn; đóng góp gần 2.500 ngày công và hơn 950 triệu đồng vào chương trình xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.
Qua đó, hệ thống đường giao thông thôn, buôn, hội trường thôn, các công trình công cộng đã được bê tông hóa, tạo động lực cho việc thực hiện các tiêu chí tiếp theo trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, các cấp Hội Cựu chiến binh huyện Bảo Lâm luôn nêu cao tính tự lực, tự cường giúp nhau nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu chính đáng.
Nâng cao đời sống người dân từ chương trình nông thôn mới
Những năm qua, huyện Bảo Lâm đã huy động từ mọi nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM) được 270.315 triệu đồng, nhân dân đóng góp trên 129 nghìn ngày công lao động, hiến hơn 41 nghìn m2 đất để mở đường giao thông nông thôn.
Từ các nguồn vốn, huyện đã thực hiện được 124,8 km đường giao thông nông thôn, 28 công trình thủy lợi, 06 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, cấp nước phân tán cho 1.645 hộ dân; cải tạo, sửa chứa, nâng cấp 27 công trình trường học, xây mới 03 trụ sở xã, 02 trạm y tế….
Giao thông là tiêu chí quan trọng nhất giúp các xã huyện Bảo Lâm xây dựng thành công chương trình nông thôn mới
Đến nay, bình quân đạt 10,5 tiêu chí/xã, không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Xã cao nhất là Yên Thổ đạt 14/19 tiêu chí, xã thấp nhất đạt 8/19 tiêu chí là xã Mông Ân. Huyện Bảo Lâm phấn đấu đưa xã Yên Thổ về đích nông thôn mới trong năm 2021.
Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất y tế, giáo dục, mạng lưới giao thông trên địa bàn xã chưa được đồng bộ, các tuyến đường tuy đã được đầu tư nhưng chưa hoàn thiện, tỷ lệ đường nhựa hóa, cứng hóa còn thấp, tỷ lệ hộ dân chưa có điện còn cao, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 17, 4 triệu đồng/người/năm so với đích đến năm 2021 phải đạt 36 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo cao. Vì vậy việc phấn đấu đưa xã Yên thổ đạt chuẩn NTM năm 2021 gặp nhiều khó khăn.
Bảo Lâm là một huyện trước đây được xem là “rốn nghèo” nằm về phía Nam tỉnh Lâm Đồng. Theo chuẩn nghèo cũ, nếu như năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện là 36%, trong đó các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cao hơn 74%, thì đến cuối năm 2017 giảm còn 21,4%; tỷ lệ hộ nghèo trên toàn địa bàn huyện giảm bình quân 3% - 4%/năm.
Tỷ lệ giảm trên là một thành quả đáng khích lệ từ cách điều hành, định hướng của huyện trong việc triển khai các giải pháp đồng bộ, ban hành những Nghị quyết chuyên đề và kế hoạch phù hợp về giảm nghèo bền vững. Đến cuối năm 2020 tỷ lệ này giảm còn 1,94%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số giảm 4,21%.
Đến tháng 8/2021, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm cho biết: Toàn huyện đã có 11/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Bảo Lâm bao gồm: Lộc An, Lộc Quảng, Lộc Thành, Tân Lạc, Lộc Tân, Lộc Phú, Lộc Lâm, Lộc Ngãi, B’Lá, Lộc Đức và Lộc Nam. Trong đó, xã Lộc An là xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lộc Quảng đang tiệm cận xã nông thôn mới nâng cao, khi đạt 26/28 tiêu chí về bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao.